Trần Xuân Bình – Chặng đường 13 năm làm Chuyên gia và Quản lý

Trần Xuân Bình - 13 năm một chặng đường
Trần Xuân Bình sinh ra và lớn lên tại một miền quê trung du bắc bộ, quê hương Phú Thọ thân yêu, 12 năm học sinh là một chặng đường bình yên nhiều kỷ niệm, 5 năm sinh viên khi có những trải nghiệm ký túc xá và đặc biệt chặng đường 13 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
Trần Xuân Bình – 12 năm học sinh với nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò
Trần Xuân Bình vẫn nhớ những ngày xưa hồi còn rất nhỏ với kỷ niệm học lớp 1E Trường tiểu học Khải Xuân, những kỷ niệm về mái trường, phấn và bảng, thầy giáo gõ thước kẻ vào tay, nhưng lúc đi học muộn, những lúc giờ ra chơi với mồ hôi nhễ nhãi, vẫn còn khóc khi rời ra mẹ ở cổng trường.

Những giờ học đánh vần, học làm toán thật bỡ ngỡ cứ ngỡ như ngày nào khi còn là một đứa trẻ sao hồn nhiên và vô tư thế.
Rồi khi học trung học cơ sở lớn hơn một chút nhưng vẫn còn mải chơi lắm những giờ thả diều, đá bóng, tắm sông mải chơi không chịu học nhất là buổi trưa không chịu ngủ hay chơi bi, chơi khẳng, chơi đánh đáo.

Trần Xuân Bình – Con đường chọn lựa bước vào sinh viên ngành kỹ thuật
Ngày ấy Trần Xuân Bình chưa biết lựa chọn nghề và nghiệp không biết học ngành và nghề nào sẽ có tương lai tươi sáng. Chọn chuyên ngành học Khối B Toán – Hóa – Sinh, ngày ấy tôi vẫn nhớ chỉ có một mình cứ đi học thêm trên một chiếc xe đạp cà tàng, học thêm 3 môn để thi đại học. Những buổi chiều đi học đến lúc cả trời tối cứ đi học 1 mình 3 năm.

Trần Xuân Bình – Những năm tháng sinh viên đầy ắp kỷ niệm
Trần Xuân Bình lựa chọn học khối B nhưng sau đó thi cả hai khối A và B, ngày ấy tôi thi trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và Học viện Kỹ thuật quân sự nhưng rồi lại đỗ trường khối A. Những ngày đầu tiên tuổi sinh viên học tại Học viện kỹ thuật quân sự khi ở ký túc xá thật nhiều kỷ niệm. Ăn cơm bụi, đá bóng, tắm nước lạnh, sinh nhật các bạn cùng phòng. Mọi thứ như ùa về trong trí nhớ thật thân thương gần gũi.
Trần Xuân Bình – 13 năm một chặng đường làm Chuyên gia và Quản lý
Năm 2007 tôi ra trường và đi làm trái ngành, làm thủy điệ, đào hầm tại Dự án thủy điện Za Hưng huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam của Công ty cổ phần Cavico Điện lực và Tài nguyên, những ngày đầu sau khi ra trường thật khó khăn và nhiều thử thách với một sinh viên mới ra trường. Nhưng bằng sự nỗ lực học hỏi từ những Anh công nhân khoan và nhồi mìn tôi đã học và nắm được toàn bộ các kỹ thuật quy trình đào hầm.
Sau một tháng tôi được làm đội phó và hai tháng được làm đội trưởng quản lý 50 công nhân làm khoán hưởng lương theo năng suất công việc. Một năm tại Dự án thủy điện nhiều khó khăn, thử thách nhưng đem lại nhiều trải nghiệm sâu sắc của những năm tháng mới vào nghê.

Trần Xuân Bình – Chặng đường găn bó với các Dự án BOT và BT
Rời khỏi Dự án thủy điện Za Hưng ra Hà Nội tôi trở về với đúng chuyên ngành của mình, kỹ sư xây dựng cầu đường bộ. Tôi bước vào công việc làm thiết kế 1 năm với Dự án BOT đường tránh thành phố Vĩnh Yên. Rồi triển khai Dự án xây dựng khu đô thị mới Kim chung Di trạch.
Thời gian sau khi làm tại Dự án BOT đường tránh thành phố Vĩnh Yên hoàn thành đưa vào sử dụng. Tôi lại về Vĩnh Yên làm việc 1 năm với Công ty nhỏ tại Vĩnh Yên và làm chủ nhiệm công trình dự án xây dựng khu giãn dân của thành phố.
Một năm ở tại Vĩnh Yên thấy nhiều khó khăn, không phát triển được bản thân mặc dù được ở gần nhà. Sau đó tôi lại quyết định đi xa chặng đường 7 năm với hai dự án BOT và BT của Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng giúp tôi thử thách bản thân hơn nhiều, được xét và bổ nhiệm làm nhiệm vụ quản lý tại hai dự án này.
Nhưng rồi bước ngoặc năm 2019 cũng đến tôi thấy cuộc sống mình hơn 12 năm rồi cứ đi ngang, không biết bao giờ mới thay đổi. Tôi đã tham dự khóa học Đánh thức sự giàu có của Thầy Phạm Thành Long và bắt đầu chính thức bước vào công việc kinh doanh. Tôi biết sẽ rất khó khăn, rất thử thách nhưng tôi tin mình đã đầy đủ sự quyết tâm, ý chí, kiến thức, khả năng học hỏi để thành công.
Nếu có khó khăn chỉ vì ta chưa làm, hẹn các bạn ở các bài viết sau và hãy chờ mình sau 3 năm nữa với mục tiêu một triệu đô nhé. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác trong Blog này.
Hãy xem thêm video này để có nhiều động lực hơn.